Trước đó, theo ghi chép của Lê Tắc (sang Trung Quốc năm 1287), người thời Trần, vào "tiết Hàn Thực, đem bánh cuốn tặng nhau" (7). Qua bài thơ Tặng bánh xuân cho ngài thiên sứ Trương Hiển Khanh, làm năm 1291, Trần Nhân Tông viết: "Hôm nay đúng ngày mồng 3 tháng 3, trên chiếc mâm chạm hình mây đỏ bày bánh Xuân thái, đây là phong tục cũ của An Nam xưa nay." (8) Theo Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa, bánh Xuân thái cũng chính là tên gọi khác của bánh cuốn. Sách này đồng thời cho biết: Quyển bính nhiều nhân càng ngon, hiệu là bánh cuốn lăn tròn khéo thay (9).
Các tài liệu cổ về bánh cuốn:
(Trần) An Nam chí lược: "Hàn Thực, đem bánh cuốn tặng nhau"; "Đời thứ tư, Trần Nhân vương Trúc Lâm đạo sĩ, tặng Thiên sứ Trương Hiển Khanh bánh xuân. Hôm nay đúng ngày mồng 3 tháng 3, trên chiếc mâm chạm hình mây đỏ bày bánh Xuân thái, đây là phong tục cũ của An Nam xưa nay."
(Nguyễn) Kỹ thuật của người An Nam: "Bán bánh quấn".
(Lê, thế kỷ 16, 17) Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa: "Quyển bính nhiều nhân càng ngon, hiệu là bánh cuốn lăn tròn khéo thay"; "Xuân thái: Bánh cuốn." |
Như vậy, vào thời Trần, thậm chí có thể truy lên thời Lý, nhằm tiết Hàn thực, người Việt vào bếp làm bánh, ăn bánh cuốn và có tục đem bánh cuốn tặng nhau, chưa có tục ăn bánh trôi như thời Lê Nguyễn về sau. Bánh cuốn còn được gọi là bánh Xuân thái (thái: rau), trong có nhân (có thể gồm cả rau lẫn thịt), được cuốn tròn lại, hình dạng khá gần với bánh cuốn ngày nay.
PS: Tôi đã nhiều lần đề cập, có nhiều phong tục, truyền thống cũ được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định rồi mất đi, nhường chỗ cho phong tục mới, ''truyền thống mới''. Từ đầu tóc, áo quần, cho chí đồ ăn, nước uống đều như vậy. Cho nên thiết kị thấy tục nào đó, hình ảnh nào đó khác với cái ta quen thuộc, cái định kiến của ta thì bảo rằng nó không thuần Việt. Và cũng chớ nhẹ dạ cả tin, nghĩ rằng phong tục nào cũng là phong tục truyền thống, có tự ngàn đời (ngàn năm).
Chú thích:
1, 3. Tiểu học Bản quốc phong tục sách (còn gọi An Nam phong tục sách).
2. Việt Nam phong tục.
4. Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, trong Tạp thảo tập và Xuân Hương thi sao được chép với tên Vịnh Hàn thực bính (Vịnh bánh Hàn thực).
5. Vân đài loại ngữ.
6, 9. Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa.
7, 8. An Nam chí lược.
Theo facebook nhà nghiên cứu Trần Quang Đức
Bếp gas Hữu Thắng xin hân hạnh phục vụ quý khách