Ngộ độc khí gas và cách sơ cứu

Chỉ cần một chút bất cẩn và chưa hiểu hết kiến thức về gas, bạn có thể bị ngộ độc khí gas khi hít phải lượng gas bị rò rỉ. Vậy làm sao để sơ cứu ngay cho người bị ngộ độc khí gas?

Ngộ độc khí gas và cách sơ cứu như thế nào để cứu nạn nhân thoát khỏi nguy hiểm?

bếp gas hữu thắng
 

Thủ phạm gây ra ngộ độc khí gas chính là ôxít cácbon (CO). Với nồng độ thấp lan tỏa trong không khí, những ai hít phải sẽ nhanh chóng bị thâm nhập vào máu. Và chỉ trong thời gian rất ngắn nó chiếm đoạt hồng cầu, giữ chặt huyết sắc tố hình thành ôxít cácbon, làm giảm lượng ô xi trong cơ thể gây thiếu ô xi trong máu.
Khi hít phải khí gas, nhẹ thì bị chóng mặt buồn nôn, còn nếu bị nặng, nạn nhân có thể bị co giật, da tím tái...và lâm vào tình trạng co giật.

Vậy làm sao để sơ cứu cho nạn nhân khi bị ngộ độc khí gas?


ngộ độc khí gas
  1. Bịt chặt mũi, hít một hơi dài rồi xông vào phòng, nhanh chóng đóng khóa van bình gas lại và mở toang tất cả các cửa sổ để không khí trong lành bên ngoài ùa vào phòng, giảm bớt nồng độ khí gas.
  2. Chạy nhanh ra ngoài hít thở không khí, sau đó vào phòng khẩn trương đưa người bị trúng độc thoát ra ngoài.
  3. Ở nơi không khí không bị nhiễm khí, gọi điện thoại cấp cứu, chú ý nhấn mạnh với nhân viên cấp cứu là bị trúng độc khí gas.
  4. Trong thời gian ngắn nhất, kiểm tra mạch đập, tình trạng hô hấp của người bị trúng độc. Nếu thấy mạch đập và hô hấp của người bị trúng độc đã bị ngừng thì phải khẩn trương làm hô hấp nhân tạo để khôi phục lại trạng thái hoạt động của tim phổi.
  5. Để người bị trúng độc nằm yên tĩnh nghỉ ngơi, hết sức tránh cử động chân tay và bị xúc động để giảm bớt tiêu hao ô-xy và năng lượng không cần thiết. Nếu trời lạnh, chú ý giữ ấm cho người bị nạn.

Những lưu ý khi bị hở gas?


ngộ độc khí gas và cách sơ cứu

Người giải cứu phải làm tốt công tác phòng vệ cho mình, dùng khăn ướt bịt chặt mũi rồi mới vào phòng.

Nghiêm cấm gọi điện thoại, hút thuốc và đóng, mở các công tắc, cầu dao nguồn điện hoặc mọi hành vi có thể gây ra tia lửa trong môi trường bị nhiễm khí gas để tránh xảy ra cháy nổ.
Người bị trúng độc còn mạch tim, nhưng đã ngừng thở, phải tiến hành làm hô hấp nhân tạo cho đến khi có nhân viên cấp cứu y tế đến.
Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon "Bí kíp vàng" để sử dụng bếp từ tiết kiệm điện
icon Tại sao nên sử dụng máy hút mùi ?
icon Bếp điện từ là gì ?
icon Vệ sinh bếp gas âm an toàn đúng cách
icon Nguyên nhân gây rò rỉ gas bạn cần biết
icon Bức xạ ở bếp từ có gây hại không ?
icon Hiện tượng bếp Gas bị đỏ lửa
icon Những chú ý khi sử dụng bếp Gas
icon Có Nên Chọn Mua Bếp Từ TaKa Không?
icon Kiến thức cần có khi sử dụng bếp gas
Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp