Làm thế nào nhận biết thực phẩm nhiễm hóa chất bằng mắt thường?
Những mẹo vặt sau sẽ giúp bạn phân biệt được đâu là thực phẩm sạch đâu là thực phẩm nhiễm hóa chất để đảm bảo an toàn thực phẩm cho gia đình
Làm thế nào nhận biết thực phẩm nhiễm hóa chất bằng mắt thường?
Ngày nay rất nhiều loại thực phẩm được người sản xuất hoặc người bán sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích, thuốc bảo quản để có được năng suất cao, lợi nhuận lớn. Kết quả là chí có những người tiêu dùng - trực tiếp ăn thực phẩm nhiễm hóa chất phải hứng chịu những căn bệnh nguy hiểm chết người do chúng gây ra. Sau đây là một số mẹo vặt giúp bạn có thể biết được thực phẩm mình chọn mua có nhiễm hóa chất hay không
1, Rau muống
Nhiều người nghĩ rau muống là loại thực vật dễ trồng và chăm sóc, phổ biến ở tất cả vùng miền trên cả nước thì làm gì có hóa chất, trên thực tế thì để thu hoạch rau nhanh hơn chu trình bình thường, người trồng thường phun thuốc kích thích và trừ sâu, sau đó xén bán trước khi những loại độc dược đó hết tác dụng.
Bạn có thể nhận biết rau muống độc hại bằng cách quan sát như sau: thân rau muống to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen do bị bón nhiều đạm hoặc phân bón. Khi luộc rau, bạn sẽ thấy nước luộc lúc nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn đen kết tủa. Những loại rau này khi ăn xong bạn sẽ thấy có vị chát.
Rau muống ngon nhất vào khoảng tháng 4, 5, 6. Những mớ rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng ăn lại rất giòn, ngon và an toàn hơn hẳn. Nếu ngắt cuống sẽ có vệt nhựa loãng.
Thân rau muống to, lá màu xanh đen dễ bị bón nhiều đạm và phân bón
Rau muống ngọn nhỏ, nhìn có vẻ hơi cứng và già nhưng an toàn khi ăn
2, Các loại quả đậu (đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà Lan, đậu ván...)
Đậu đỗ cũng là loại quả mà nhiều trường hợp bị ngộc độc thực phẩm ăn phải. Khi nhìn quả bóng nhẫy, ít lông tơ là do được bón nhiều đạm hoặc phun quá nhiều phân bón lá. Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do đã phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly. Bạn nên chọn đậu có cuống màu xanh tươi, thân mềm, hạt vừa phải, không quá lớn hay quá nhỏ.
Qủa đỗ bóng nhẫy, ít lông tơ như thế này thường được phun nhiều thuốc trừ sâu
3, Mướp đắng
Khi mua, tốt nhất bạn nên tìm những quả mướp đắng nhỏ, dài, trên thân có nhiều sớ gân nhỏ li ti. Quả mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi.
Cần cẩn trọng khi chọn mùa mướp đắng, tránh mua mướp đắng to, thân phình
4, Thịt lợn
Lợn nuôi bằng cám tăng trọng thậm chí là hoóc môn kích thích tăng trưởng thì người nuôi sẽ thu được siêu lợi nhuận vì nhanh được bán. Đi chợ mà thấy thịt chủ yếu là nạc mà hầu như không có mỡ, thịt có mầu đỏ sẫm như thịt bò là những loại thịt do người chăn nuôi đã dùng chất tăng trọng chứa nhiều hóa chất corticoid.
Thịt lợn mà ít mỡ, đỏ như thịt bò thì có chất tăng trọng
5, Một số loại hoa quả (như cam, quýt, táo, lê, mận, đào…)
Hoa quả thì chưa nhiều nhất là thuốc bảo quản, vì vậy mà có những loại quả để cả 6 - 7 tháng vẫn tươi như mới hái trên cây xuống.
Khi bạn nhìn thấy bề mặt quả bóng, bảo quản được lâu không bị thối hỏng tức là quả đó đã dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhằm tiêu diệt nấm và vi khuẩn để bảo quản.
Táo có bề mặt sáng bóng, để lâu không héo là có thuốc bảo quản
Riêng đối với quả mít và sầu riêng… Khi quả chín nhưng múi lại không có mùi thơm đặc trưng là do chúng đã được tiêm hóa chất kích thích cho nhanh chín.
Mít tiêm hóa chất không có mùi thơm đặc trưng
Các tin tức khác