Những điều thú vị về hạt gạo
Hạt gạo là thức ăn mỗi ngày của người Việt, hãy cùng bếp gas Hữu Thắng tìm hiểu những điều rất hay ho về gạo.
Tìm hiểu những điều thú vị về lúa gạo:
Mỗi nhà bếp ấm cúng của người Việt đều không thể thiếu mùi thơm nhẹ nhàng của bát cơm trắng. Gạo thân thiết với người Việt đến nỗi việc ăn uống đã được gọi là "ăn cơm". Thân thiết đến độ nhàm chán. Vì thế mà có câu nói "chán cơm thèm phở". Nhưng hạt gạo không hề nhàm chán. Hãy cùng tìm hiểu những điều thú vị về lúa gạo:
1/Gạo và châu Á: Các quốc gia ở Châu Á sản xuất và tiêu thụ 90% lượng gạo của thế giới.
người Châu Á dùng gạo làm lương thực chính.
2/Gạo thơm: Gạo Basmati, tên theo tiếng Hindu có nghĩa là "nữ hoàng của hương thơm", được coi là giống gạo thơm nhất thế giới. Giống gạo này được trồng ở chân dãy núi Himalayas, biên giới giữa India và Pakistan.
Gạo Basmati "nữ hoàng của các mùi hương"
3/Đũa: Người Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản ăn cơm bằng đũa. Dù việc này khá kỳ lạ và bất tiện trong con mắt bạn bè quốc tế. Người Ấn độ và Trung Đông, trái lại, dùng tay không để ăn cơm.
Ăn "bốc"
4/Ăn kiêng: Cơm gạo là thành phần chính của một trong những chế độ ăn kiêng nổi tiếng nhất. Ở mức kiêng khem nghiêm khắc nhất, chỉ được phép ăn cơm trắng hoặc ăn cùng xì dầu vào bữa trưa và bữa tối.
5/Năng lượng: Gạo là nguồn năng lượng tuyệt vời. Gạo rất giàu carbonhydrates, rất cần thiết cho hoạt động của não bộ và không thể thiếu trong mọi hoạt động thể chất. Trong tất cả các loại ngũ cốc, gạo chứa hàm lượng proteins cao nhất và tốt nhất. Gạo cũng chứa rất ít chất béo và không có cholesterol. Có lẽ sự dẻo dai, chăm chỉ của cư dân châu Á đến từ việc ăn cơm hàng ngày?
Lý Tiểu Long giỏi võ một phần là nhờ...ăn cơm ?
6/Các vị thần lúa: Ở Ấn Độ, hình ảnh cây lúa đi liền với sự no đủ và là biểu tượng của thần Lakshimi, vị thần giàu sang. Tại nhật bản, cây lúa được gắn với thần mặt trời Amatereshu. Còn ở Thái Lan, Nữ Thần Mae Posop được coi là "người mẹ của hạt gạo".
7/Lịch sử: Trong những loại lương thực vẫn được sử dụng rộng rãi đến nay, gạo có lịch sử lâu đời nhất. Các nhà khảo cổ học đã tìm được những chứng tích của việc canh tác tại Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan từ 6-7000 năm trước Công Nguyên. Từ Ấn Độ, theo chân các thương gia, hạt gạo được truyền bá sang phương Tây, nhưng việc canh tác và sử dụng gạo vẫn phổ biến chủ yếu tại Á Châu.
8/Gạo Nhật Bản: Gạo cũng là loại lương thực chủa yếu trong nhà bếp của người Nhật. Người Nhật trồng rất nhiều loại gạo đặc biệt và sử dụng gạo để làm Sushi, món ăn Nhật nổi tiếng toàn thế giới. Tại nhật, gạo có thể được gọi một cách trang trọng là "những ông Bụt nhỏ".
Sushi!
9/Vẽ tranh trên đồng lúa: Mỗi năm tại vùng Yonezawa, phía bắc Nhật Bản, nông dân địa phương ăn mừng ngày thu hoạch bằng cách trồng lúa cùng các cây trồng khác thành những bức tranh khổng lồ rất thú vị.
Tranh trên đồng lúa
10/Rượu: Khác với Châu Âu nơi rượu thường được làm từ nho, tại châu Á, rượu được tạo ra bằng cách ủ lên men nhưng loại gạo ngon nhất. Đặc điểm của rượu gạo là rất thơm, trong và có tác dụng tốt cho tiêu hóa.
Rượu gạo
11/Xây dựng: Một trong những bí mật của các kiến trúc sư thời nhà Minh - Trung Quốc là sử dụng gạo trong vữa xây. Tường của rất nhiều ngôi nhà tại thành phố Nam Minh được xây bằng loại vữa này.
12/Ngày tân hôn và ngày sinh nhật: Tại Ấn Độ, thức ăn đầu tiên người vợ mới cưới mời chồng là cơm. Đây cũng là thức ăn đầu tiên được mớm cho em bé mới sinh như biểu tượng cho một tương lai no ấm.
13/Giống lúa: Tất cả những loại lúa được trồng phổ biến hiện nay, đều thuộc dòng lúa Orya Sativa. Có hơn 40.000 loại lúa khác nhau được trồng cấy, tất cả bắt nguồn từ một loại lúa dại từ cách đây khoảng 8-13000 năm. Mỗi hạt lúa giống có thể tạo ra khoảng 3000s hạt lúa, tỉ lệ cao nhất trong tất cả các loại ngũ cốc.
14/Gối gạo: Người Thụy Sĩ đã nghĩ ra một loại gối đặc biệt. Một túi vải tự nhiên được nhồi gạo sẽ trở thành một chiếc gối có tác dụng giảm đau cho các vùng lưng và cổ. Gối được sử dụng bằng cách làm nóng trong lò vi sóng rồi áp lên vùng đau nhức.
15/Sự tiện lợi: Cơm có thể ăn nguội, vì thế có thể dùng như một loại thức ăn nhanh. Trên thị trường còn xuất hiện những loại gạo luộc sẵn, có thời gian nấu cực nhanh.
Cơm nắm
16/Văn hóa phương Đông: Gạo được dùng tại Trung Quốc và Việt Nam trong tiết Thanh Minh, vừa thể hiện sự thành kính với tổ tiên, vừa mang ý nghĩa chào đón mùa Xuân tới. Người Việt và người Hoa cũng sử dụng gạo đẻ làm thuốc nhuộm vải.
17/Kịch nói: Không chỉ xuất hiện cho nồi cơm của chúng ta mỗi ngày. Gạo được nhắc đến trong văn hóa phương Tây từ rất lâu. Thời Hi Lạp cổ, nghệ sĩ bi kịch Sophocles từng nhắc đến gạo trong một vở kịch của mình. Còn nhà hài kịch Aristophanes, trong một vở kịch của mình, đưa vào công thức của một loại phở cuốn.
18/Chủng loại: Lúa được chia làm 3 loại chính theo kích thước hạt gạo: hạt ngắn, hạt vừa và hạt dài. Lúa hạt dài, có đặc tính là hạt gạo khó bị nát khi chế biến, là loại có giá trị nhất. Trong số hơn 40.000 loại lúa trên thế giới, những loại lúa nổi tiếng nhất như Basmati, Jasmine của Thái Lan hay Arborio của Ý đều thuộc loại này.
19/Gạo và nước Mỹ: Nước Mỹ có trường đại học nổi tiếng mang tên Rice University. Cưu ngoại trưởng thời tổng thống G.W.Bush của nước này là bà Condoleeza Rice. Thomas Jefferson, người viết Tuyên Ngôn Độc Lập của nước mỹ, tổng thống thứ 3 của nước này là một nhà nông nghiệp. Ông rất hứng thú với cây lúa, và là người đã đưa một số giống lúa cạn của Đàng Trong nước ta về Mỹ.
Thomas Jefferson
20/Truyền thuyết: Những người theo Ấn Giáo tin rằng thần Vishnu khiến cây lúa mọc lên từ đất trống. Thần mưa Indra, dậy con người cách canh tác và chăm sóc lúa, đấy là lý do tại sao lúa chỉ mọc ở nơi ngập nước.
21/Đám cưới: Khi đám cưới kết thúc, hoặc sau khi chúc phúc cho cô dâu và chú rể, hầu hết các nền văn minh có tục lệ ném gạo qua đầu đôi vợ chồng mới cưới ngụ ý chúc cho họ một tương lai no ấm và hạnh phúc.
Ném gạo trong lễ cưới.
Bếp gas Hữu Thắng chúc bạn có những bữa ăn ngon và ấm cũng mỗi ngày!
Các tin tức khác