Đề xuất đình chỉ công tác ông Phạm Quý Ngọ: Phụ thuộc nhiều yếu tố
Nếu chỉ khởi tố vụ án, không khởi tố bị can, người bị tố cáo chỉ được xem là đối tượng điều tra, là nghi can, không bị giới hạn các quyền công dân, trong đó có quyền được làm việc bình thường
Đề xuất đình chỉ công tác ông Phạm Quý Ngọ: Phụ thuộc nhiều yếu tố
Nếu chỉ khởi tố vụ án, không khởi tố bị can, người bị tố cáo chỉ được xem là đối tượng điều tra, là nghi can, không bị giới hạn các quyền công dân, trong đó có quyền được làm việc bình thường
Tại phiên tòa xét xử vụ án “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”, Dương Chí Dũng với tư cách là nhân chứng đã khai người mật báo cho mình bỏ trốn là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an.
Ngày 8-1, TAND TP Hà Nội quyết định khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” đối với người đã mật báo cho Dũng biết thông tin sắp bị khởi tố, bắt giam để Dũng bỏ trốn ra nước ngoài; đồng thời giao cho VKSND TP Hà Nội báo cáo VKSND Tối cao xử lý theo pháp luật. Hiện việc điều tra vụ án vẫn do CQĐT thực hiện theo quy trình về tố tụng.
Trả lời Báo Người Lao Động, ông Phạm Anh Tuấn, Phó trưởng Ban Nội chính trung ương, cho biết đã có một số ý kiến đề xuất tạm đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ để bảo đảm việc điều tra, làm rõ những nội dung tố cáo của Dương Chí Dũng (Báo Người Lao Động ngày 17-2).
Theo luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn Luật sư TP HCM), hiện luật không có quy định phải đình chỉ công tác, chức vụ đối với người bị tố cáo liên quan đến vụ án hình sự đã khởi tố. Thủ tục tố tụng liên quan đến vụ án hình sự hoàn chỉnh phải gồm khởi tố vụ án và khởi tố bị can. Nếu chỉ khởi tố vụ án nhưng không khởi tố bị can, người bị tố cáo chỉ được xem là đối tượng điều tra, là nghi can nên không bị giới hạn các quyền công dân nào, trong đó có quyền được làm việc bình thường.
Kể cả trường hợp đã khởi tố bị can thì chỉ khi “xét thấy việc bị can tiếp tục giữ chức vụ gây khó khăn cho việc điều tra, CQĐT, VKSND có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can tạm đình chỉ chức vụ của bị can” (điều 128 Bộ Luật Tố tụng hình sự - BLTTHS).
Với người có chức vụ cao, ngoài các quy định theo BLTTHS, người đó còn phải chịu sự điều khiển của cấp ủy Đảng. Sau khi khởi tố, các thủ tục khác về điều tra vẫn tuân thủ theo quy định của BLTTHS.
Tuy nhiên, theo luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP HCM), trong thực tiễn, một người khi đã có quyết định khởi tố bị can thường sẽ bị tạm đình chỉ nhiệm vụ, chức vụ, quyền hạn để tiếp nhận sự điều tra từ các cơ quan có thẩm quyền tố tụng.
Cũng theo luật sư Trạch, căn cứ vào điều 5 BLTTHS, pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật. Nếu một người đã nhận quyết định khởi tố bị can cho dù là ai, chức vụ gì cũng đều phải chấp hành và CQĐT cũng không gặp khó khăn hay cản trở nào. Nếu bản án có hiệu lực pháp luật quyết định một người không phạm tội thì sẽ phục hồi lại chức vụ cho người đó.
Đối với vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” mà TAND TP Hà Nội đã khởi tố, theo luật sư Công, dù tội danh “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” quy định tại điều 263 không thuộc nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp, tuy nhiên để bảo đảm khách quan, vụ án này nên chuyển cho CQĐT của VKSND Tối cao theo quy định tại khoản 3, điều 110 BLTTHS.
Phạm Dũng - Huỳnh Hiếu
Theo báo Người Lao Động. Bếp Gas Hữu Thắng sưu tầm.
Các tin tức khác